TTHCM về tổ chức bộ máy NN trong sạch, vững mạnh, hiệu quả

 

CÂU 1: TTHCM về tổ chức bộ máy NN trong sạch, vững mạnh, hiệu quả





Bộ máy nhà nước, theo quan điểm Hồ Chí Minh, cần gọn nhẹ, có hiệu lực, phù hợp với từng giai đoạn để phục vụ đắc lực cho mục tiêu hoạt động của Nhà nước, tất cả vì sự phát triển của đất nước, vì lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, không vì lợi ích của cá nhân nào. Chức vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước là do dân ủy thác, ủy quyền để làm việc cho dân, không vì chủ nghĩa cá nhân.

Tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, để xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả phải kết hợp chặt chẽ giữa “đức trị” và “pháp trị”, kết hợp giữa “xây” và “chống”, không được coi nhẹ mặt nào. Xây là ra sức giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao đạo đức cách mạng cho nhân dân, trước hết là cán bộ, công chức, đảng viên, những người có chức, có quyền, đi đôi với việc chống chủ nghĩa cá nhân, dùng pháp luật nghiêm trị những kẻ vi phạm pháp luật và thoái hóa đạo đức, làm hại cho dân, cho nước.

Để làm tròn vai trò là “đày tớ của nhân dân”, các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cơ sở phải thực sự gần dân, biết lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, làm việc gì cũng phải bàn bạc kỹ và học hỏi kinh nghiệm của nhân dân, thực sự yêu dân, kính dân, tin cậy và trọng dân, ăn ở công bằng và thực sự cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Đi đôi với giáo dục đạo đức, Hồ Chí Minh cũng rất kiên quyết với những hành vi vi phạm pháp luật và trừng trị nghiêm khắc những kẻ phạm tội, dù người đó ở cương vị nào.

Ngày 27-11-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh ấn định hình phạt tội đưa và nhận hối lộ. Ngày 26-01-1946, Người ký “Quốc lệnh” khép tội tham ô, trộm cắp của công vào tội tử hình. Trong trả lời chất vấn của Quốc hội vào năm 1946, Người nói: “Chính phủ hết sức làm gương, nếu làm gương không xong thì sẽ dùng pháp luật mà trị những kẻ hối lộ, đã trừng trị, đang trừng trị và sẽ trừng trị cho kỳ hết”. Hồ Chủ tịch đã bác đơn xin ân xá giảm án tử hình của nhiều kẻ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, dù đó là cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước. Trong việc thực thi quyền hạn và trách nhiệm của mình với cương vị là Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh luôn thể hiện là một con người gương mẫu, sáng suốt, thống nhất hài hòa giữa lý trí và tình cảm, bao dung, nhân ái, nhưng vẫn giữ nghiêm kỷ cương phép nước. Người không bao che, dung túng cho những hành vi sai lầm, khuyết điểm, vi phạm pháp luật của bất cứ ai, nhưng đồng thời vẫn dùng sức mạnh, uy tín của mình để cảm hóa những người có lỗi lầm, kéo họ về phía cách mạng, giáo dục những người mắc khuyết điểm để họ tránh vi phạm pháp luật.

Luôn đề phòng và chủ động khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước, kiên quyết chống ba thứ giặc nội xâm là tham ô, lãng phí, quan liêu. Theo Hồ Chí Minh, sức mạnh, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước phụ thuộc vào tính nghiêm minh của việc thi hành pháp luật và sự trong sạch, gương mẫu về đạo đức của những người cầm quyền. Vì vậy, phải luôn nêu cao cảnh giác với những biểu hiện tha hóa, biến chất của đội ngũ cán bộ, công chức, giữ cho Nhà nước luôn trong sạch, vững mạnh. Chỉ một tháng sau khi lập nước, Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng nêu rõ sáu căn bệnh cần đề phòng là: trái phép, cậy thế, hủ hóa, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo. Người nhắc nhở: “Chúng ta không sợ sai lầm, nhưng đã nhận biết sai lầm thì phải ra sức sửa chữa. Vậy nên, ai không phạm những lầm lỗi trên này, thì nên chú ý tránh đi, và gắng sức cho thêm tiến bộ. Ai đã phạm những lầm lỗi trên này, thì phải hết sức sửa chữa; nếu không tự sửa chữa thì Chính phủ sẽ không khoan dung. Vì hạnh phúc của dân tộc, vì lợi ích của nước nhà, mà tôi phải nói. Chúng ta phải ghi sâu những chữ “công bình, chính trực” vào lòng.

Vũ khí để phòng ngừa, khắc phục những sai lầm trên, theo Hồ Chí Minh, chính là đẩy mạnh cuộc đấu tranh phê bình và tự phê bình, phát huy vai trò gương mẫu, tự giác đề phòng và sửa chữa sai lầm trong nội bộ tổ chức, đồng thời tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với các cơ quan nhà nước. Người viết: “Từ ngày thành lập Chính phủ, trong nhân viên còn có nhiều khuyết điểm. Có người làm quan cách mạng, chợ đỏ, chợ đen, khinh dân, mưu vinh thân, phì gia... Xin đồng bào hãy phê bình, giúp đỡ giám sát công việc của Chính phủ”. Ngay từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra ba thứ “giặc nội xâm”, “giặc trong lòng”, những căn bệnh nguy hiểm tiềm ẩn trong bộ máy nhà nước mà chúng ta phải luôn đề phòng và kiên quyết chống, nếu không sẽ dẫn đến nguy cơ suy thoái, đổ vỡ không lường hết được. Người không quên nhấn mạnh, đây là một cuộc đấu tranh rất gay go, phức tạp, đòi hỏi phải có quyết tâm cao: “Việc đấu tranh với kẻ địch ở tiền tuyến bằng súng, bằng gươm còn dễ, nhưng việc đấu tranh với kẻ địch ở trong người, trong nội bộ, trong tinh thần, là một khó khăn, đau xót... vì vậy, phải có quyết tâm đấu tranh mới được”.

CÂU PHỤ: TTHCM VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

Nhà nước pháp quyền là tổ chức công quyền trong hệ thống chỉnh trị của xã hội công dân được xây dựng trên nền tảng các tư tưởng pháp lí tiến bộ của nhăn loại như công bằng, nhân đạo, dân chủ và pháp chế, nhằm đảm bảo thực sự những giả trị xã hội được thừa nhận chung của nền văn minh thế giới - sự tôn trọng và bảo vệ các quyền và tự do của con người, sự ngự trị của pháp luật trong lĩnh vực hoạt động của Nhà nước, sự phân công quyền lực (lập pháp, hành pháp, tư pháp) và chủ quyền nhân dân.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền là sự kế thừa truyền thống văn hóa và những kinh nghiệm xây dựng, quản lý nhà nước của ông cha ta, là kết quả của sự trải nghiệm, nghiên cứu, khảo sát nhiều cuộc cách mạng, nhiều nhà nước điển hình như Mỹ, Pháp, Liên Xô..., đồng thời, sự thấm nhuần và vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước kiểu mới vào điều kiện nước ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền được thể hiện trên những quan điểm cơ bản sau:

Một là, nhà nước pháp quyền phải là nhà nước dân chủ, nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nhân dân là chủ thể quyền lực nhà nước. Nhà nước là công cụ phục vụ nhân dân Hồ Chí Minh xác định bản chất dân chủ của Nhà nước ta: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân... Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, một nhà nước của dân, do dân không chỉ ở chỗ nhà nước đó do dân lập ra thông qua bầu cử dân chủ, phải xin ý kiến nhân dân những công việc hệ trọng, mà còn phải chịu sự kiểm tra, giám sát, định đoạt của nhân dân. Nhân dân có quyền phê bình, xây dựng, giúp đỡ Nhà nước.

Hai là, nhà nước pháp quyền phải là một nhà nước tôn trọng pháp luật, được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Qua thực tiễn tiếp xúc với nền văn minh Âu - Mỹ và tham khảo kinh nghiệm tổ chức, hoạt động của Nhà nước trong quản lý xã hội, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được vai trò quan trọng của pháp luật trong quản lý, điều hành xã hội. Để tiến tới một nhà nước pháp quyền mạnh mẽ, có hiệu lực, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước có trình độ văn hóa, am hiểu pháp luật, biết quản lý nhà nước, thành thạo nghiệp vụ hành chính và nhất là phải có đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, tận tâm, tận lực suốt đời phục vụ nhân dân. Người rất coi trọng việc giáo dục pháp luật cho nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng ý thức làm chủ, phát triển văn hóa chính trị và tính tích cực công dân, khuyến khích nhân dân tham gia vào các công việc của Nhà nước.

Ba là, nhà nước pháp quyền kiểu mới, của dân, do dân, vì dân phải là Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả. Với tư cách là người đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn trăn trở tìm cách làm thế nào để Nhà nước ta trở thành một nhà nước pháp quyền kiểu mới, trong sạch, vững mạnh, hiệu quả, khắc phục được những căn bệnh cố hữu của các nhà nước kiểu cũ. Trong rất nhiều giải pháp đã thực hiện, có hai nội dung cơ bản được Người đặc biệt quan tâm, đó là:

1. Tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức. Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, để xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả phải kết hợp chặt chẽ giữa “đức trị” và “pháp trị”, kết hợp giữa “xây” và “chống”, không được coi nhẹ mặt nào.

2. Luôn đề phòng và chủ động khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước, kiên quyết chống ba thứ giặc nội xâm là tham ô, lãng phí, quan liêu. Theo Hồ Chí Minh, sức mạnh, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước phụ thuộc vào tính nghiêm minh của việc thi hành pháp luật và sự trong sạch, gương mẫu về đạo đức của những người cầm quyền.

Bốn là, Nhà nước ta do đảng Cộng sản lãnh đạo, có sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc rộng rãi. Bản chất giai cấp công nhân còn thể hiện ở tính định hướng đưa đất nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội “bằng cách phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội, biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến”.

CÂU 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền và là chính đảng duy nhất được phép hoạt động tại Việt Nam theo Hiến pháp.

Trong tác phẩm Đường cách mệnh (năm 1927), Hồ Chí Minh khẳng định: Cách mạng trước hết phải có “đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở mọi nơi. Đảng có vững, cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”. Khẳng định đảng cộng sản “như người cầm lái” cho con thuyền là quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt cả quá trình cách mạng, cả trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cả trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Như vậy, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu, vai trò lãnh đạo của Đảng cũng là một tất yếu – điều đó xuất phát từ yêu cầu phát triển của dân tộc Việt Nam. Thực tế quá trình cách mạng Việt Nam vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh đã nói lên rằng, sự bảo đảm, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt tiến trình phát triển của đất nước theo mục tiêu chủ nghĩa xã hội là một nguyên tắc vận hành của xã hội Việt Nam từ khi có Đảng.

Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện là một đảng chính trị tồn tại và phát triển theo những quan điểm của V.I. Lênin về đảng kiểu mới của giai cấp vô sản. Hồ Chí Minh là người trung thành với học thuyết Mác - Lênin, trong đó có lý luận của VILênin về đăng kiểu mới của giai cấp vô sản, đồng thời vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận đó vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Trên thế giới, nói chung, sự ra đời của một đảng cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa xã hội khoa học với phong trào công nhân. Còn đối với Việt Nam, Hồ Chí Minh cho rằng: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Như vậy, so với học thuyết Mác - Lênin thì Hồ Chí Minh đưa thêm vào yếu tố thứ ba nữa, đó là phong trào yêu nước.

Quan điểm của Hồ Chí Minh trên đây là hoàn toàn phù hợp với xã hội thuộc địa và phong kiến như Việt Nam, khi mọi giai cấp, tầng lớp, trừ tư sản mại bản và đại địa chủ, còn đều có mâu thuẫn dân tộc. Đó là mâu thuẫn cơ bản giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với các thế lực đế quốc và tay sai. Trong thực tế, những phong trào đấu tranh của công nhân đã kết hợp được rất nhuần nhuyễn với phong trào yêu nước, Một số người Việt Nam yêu nước lúc đầu đi theo xu hướng dân chủ tư sản, nhưng qua thực tế được sự tác động của chủ nghĩa Mác - Lênin, đã dần dần tiến theo xu hướng cộng sản, rõ nhất là từ năm 1925 trở đi. Hàng loạt tổ chức yêu nước ra đời, trong đó nổi rõ nhất là tổ chức Hội Việt Nam Cách mệnh Thanh niên do Hồ Chí Minh lập ra. Đầu tranh giai cấp quyền chặt với đấu tranh dân tộc. Thật khó mà tách bạch mục tiêu cơ bản giữa các phong trào đó, tuy lực lượng, phương thức, khẩu hiệu đấu tranh có khác nhau, nhưng mục tiêu chung là: Giành độc lập, tự do cho dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tồn tại và phát triển chính là do nhu cầu tất yếu của xã hội Việt Nam từ đầu năm 1930 trở đi, Đảng đã được toàn dân tộc trao cho sứ mệnh lãnh đạo đất nước trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội.

Trước hết phải khẳng định rằng Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin như là cơ sở tư tưởng của phong trào công nhân. Người cũng nhận thức rõ vai trò của phong trào công nhân như là cơ sở xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin. Không có chủ nghĩa Mác - Lênin thì phong trào công nhân chỉ dừng lại ở trình độ “tự phát”. Không có phong trào công nhân thì chủ nghĩa Mác - Lênin không có đất để bám rễ.

Và Hồ Chí Minh lại nêu thêm yếu tố mới là phong trào yêu nước, kết hợp với phong trào công nhân. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam phải có thêm yếu tố mới là phong trào yêu nước, vì phong trào yêu nước là một yếu tố trường tồn trong lịch sử có trước phong trào công nhân, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của dân tộc. Phong trào yêu nước bàn tới ở đây không phải tất cả mọi loại hình mà chỉ là những phong trào yêu nước theo khuynh hướng cách mạng vô sản, tức là các phong trào yêu nước triệt để. Các loại phong trào yêu nước triệt để đó có thể kết hợp được với phong trào công nhân vì mấy lý do cơ bản sau đây:

Thứ nhất, cả phong trào công nhân và phong trào yêu nước trong điều kiện một nước thuộc địa đều có mục tiêu chunggiải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc, đưa đất nước phát triển theo con đường phồn vinh, hạnh phúc. Nhưng dưới ách áp bức của thực dân Pháp thì trước hết đất nước phải giành được độc lập dân tộc. Không có độc lập dân tộc không có gì hết.

Thứ hai, trong phong trào yêu nước, lực lượng nông dân chiếm phần lớn. Mà nông dân Việt Nam lại có quan hệ tự nhiên với giai cấp công nhân (nông dân mất ruộng trở thành công nhân và công nhân mất việc trở thành nông dân). Vì vậy, phong trào nông dân có khả năng kết hợp với phong trào công nhân.

Thứ ba, trong phong trào yêu nước đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng cả về số lượng và vị trí, vai trò. Đội ngũ trí thức nhờ điều kiện làm việc đặc thù nên rất nhanh nhạy với thời cuộc, dễ tiếp thu cái mới. Vì vậy, họ thường là “ngòi nổ" của các phong trào chống Pháp. Họ đưa lý luận cách mạng vào phong trào công nhân, làm cho phong trào công nhân chuyển dần từ “tự phát” sang “tự giác”.

CÂU 3: TTHCM VỀ MỐI QUAN HỆ DÂN TỘC VÀ GIAI CẤP; ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

MỐI QUAN HỆ DÂN TỘC VÀ GIAI CẤP

Về quan hệ giữa giai cấp với dân tộc trong lịch sử, chúng có mối quan hệ mật thiết, không tách rời nhau và cũng không thay thế được cho nhau.

Tiếp thu chủ nghĩa Marx-Lenin trên nền tảng truyền thống yêu nước và nhân ái của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh có quan điểm riêng, độc đáo về vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc. Người cho rằng: Phải kết hợp và giải quyết hài hòa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, song phải đặt lợi ích dân tộc lên trên hết và trước hết. Luận điểm này của Người xuất phát từ cơ sở thực tiễn của phương Đông và Việt Nam.

Đối với Việt Nam, Hồ Chí Minh cho rằng Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc và tay sai nổi trội hơn mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến, giữa tư sản với vô sản. Do đó, không phải giải quyết vấn đề giai cấp rồi mới giải quyết vấn đề dân tộc như ở phương Tây. Ngược lại chỉ có thể giải quyết vấn đề dân tộc mới giải phóng được giai cấp. Quyền lợi dân tộc và giai cấp là thống nhất, quyền lợi dân tộc không còn, thì quyền lợi mỗi giai cấp, mỗi bộ phận trong dân tộc cũng không thể thực hiện được. Quan điểm này sau này thể hiện rõ ở Nghị quyết Hội nghị Trung ương VIII, năm 1941 do Người chủ trì: “Trong lúc này quyền lợi của bộ phận giai cấp phải đặt dưới sự tồn vong sinh tử của quốc gia dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được tự do độc lập cho toàn dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được.”

Luận điểm về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp là một trong những sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong việc vận dụng và phát triển chủ nghĩa Marx-Lenin. Nó có tác dụng lớn lao đối với việc tập hợp lực lượng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam cũng như ở các nước thuộc địa nói chung.

 

MỐI QUAN HỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

1. Độc lập dân tộc là cơ sở, tiền đề tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Vận dụng một cách sáng tạo lý luận cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện của cách mạng Việt Nam, trong Chánh cương vắn tắt của Đảng (năm 1930), Hồ Chí Minh khẳng định phương hướng chiến lược của cách mạng nước ta là: "làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng dễ đi tới xã hội cộng sản”. Như vậy, giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc sẽ là mục tiêu đầu tiên của cách mạng, là cơ sở, tiền để cho mục tiêu tiếp theo - chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc bao gồm cả nội dung dân tộc và dân chủ; độc lập phải gắn liền với thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và hơn nữa độc lập dân tộc cũng phải gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm, hạnh phúc cho nhân dân. Vậy nên khi nêu lên mục tiêu giải phóng dân tộc, Người cũng đã định hướng đến mục tiêu chủ nghĩa xã hội.

Khi đề cao mục tiêu độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh không coi đó là mục tiêu cuối cùng của cách mạng, mà là tiền đề cho một cuộc cách mạng tiếp theo - cách mạng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân càng sâu sắc, triệt để thì càng tạo ra những tiền đề thuận lợi, sức mạnh to lớn cho cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam đã được Hồ Chí Minh khẳng định là con đường cách mạng vô sản, vì vậy bản thân cuộc cách mạng này ngay từ đầu đã mang tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Độc lập dân tộc vì vậy không những là tiền đề mà còn là nguồn sức mạnh to lớn cho cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Tư tưởng trên của Hồ Chí Minh là đúng đắn và sáng tạo vì không chỉ đáp ứng được yêu cầu khách quan, cụ thể của cách mạng Việt Nam mà còn phù hợp với quy luật phát triển của thời đại.

2. Chủ nghĩa xã hội là điều kiện để bảo đảm nền độc lập dân tộc vững chắc

Chủ nghĩa xã hội là xu thế tất yếu của thời đại và phu hợp với lợi ích của nhân dân Việt Nam. Vì vậy, cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam phải mang tính định hương xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn và triệt để. Năm 1960, Người khẳng định: “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trước hết là một chế độ dân chủ, do nhân dân làm chủ, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Chế độ dân chủ thể hiện trong tất cả mọi mặt của đời sống xã hội và được thể chế hóa bằng pháp luật, đây là điều kiện quan trọng nhất để bảo đảm nền độc lập dân tộc, tạo ra nền tảng ý thức xã hội bảo vệ chủ quyền dân tộc, kiên quyết dấu tranh chống lại mọi âm mưu thôn tỉnh, de dọa nền độc lập, tự do của dân tộc.

Chủ nghĩa xã hội, theo Hồ Chí Minh, là một xã hội tốt đẹp, không còn chế độ áp bức bóc lột. Đó là một xã hội bình dẳng, công bằng và hợp lý làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hướng, bảo đảm phúc lợi xã hội cho người già, trẻ em và những người còn khó khăn trong cuộc sống; mọi người đều có điều kiện để phát triển như nhau. Đó là một xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, là một xã hội có sự phát triển cao về đạo đức và văn hóa..., hòa bình hữu nghỉ, làm bạn với tất cả các nước dân chủ trên thế giới.

Như vậy, theo Hồ Chí Minh, xây dựng chủ nghĩa xã hội là xây dựng cơ sở cho phát triển của đất nước trên tất cả các lĩnh vực. Chủ nghĩa xã hội có khả năng làm cho đất nước phát triển mạnh mẽ, sẽ tạo nền tảng vững chắc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và hơn thế nữa, sẽ là một tấm gương cho các quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia mới giành được độc lập dân tộc đang định hướng xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội hiện thực cũng sẽ góp phần hạn chế những cuộc chiến tranh phi nghĩa, bảo vệ được nền hòa bình trên thế giới

3. Điều kiện để bảo đảm độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Một là, phải bảo đảm vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản trong suốt tiến trình cách mạng. Không có sự lãnh đạo của Đảng thì cách mạng Việt Nam không thể di theo con đường cách mạng vô sản và không thể giành được độc lập dân tộc. Theo Hồ Chí Minh, càng phải củng cố, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, nếu không Đảng sẽ đánh mất vai trò lãnh đạo và chủ nghĩa xã hội sẽ sụp do, tan rã.

Hai là, phải củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc mà nền tảng là khối liên minh công - nông, vì theo Người, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định sự thành công của cách mạng.

Ba là, phải đoàn kết, gắn bó chặt chẽ với cách mạng thế giới. Đoàn kết quốc tế, theo Hồ Chí Minh, là dể tạo ra một sức mạnh to lớn cho cách mạng và cũng để góp phần chung cho nền hoà bình, độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

Ba điều kiện trên phải được bảo đảm, gắn bó chặt chẽ với nhau để góp phần bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

CÂU 4: HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà đạo đức học lỗi lạc mà còn là một tấm gương đạo đức vô song. Chính điều này đã đem lại cho tư tưong và tấm gương đạo đức của Người có một sức sống mãnh liệt và sự cổ vũ lớn lao không chỉ với nhân dân Việt Nam mà còn cả với nhân dân thế giới trong cuộc đấu tranh vì dân chủ và tiến bộ xã hội. Để trở thành người có ích cho xã hội, người chủ tương lai của nước nhà, thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và sinh viên, thanh niên trí thức nói riêng cần phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Dưới đây là một số nội dung cơ bản:

Một là, học trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh là con người Việt Nam đẹp nhất và là một trong những con người đẹp nhất của thời đại chúng ta. Ngay từ thuở thiếu thời, Hồ Chí Minh đã lựa chọn một cách rõ ràng và dứt khoát mục tiêu hiến dâng cả cuộc đời mình cho cách mạng. Người đã chấp nhận mọi sự hy sinh, luôn kiên định, dũng cảm và sáng suốt để vượt qua mọi khó khăn, gian khổ nhằm thực hiện bằng được mục tiêu đó. Tấm gương vì nước, vì dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người của Hồ Chí Minh đã được nhân dân thế giới và bạn bè quốc tế thừa nhận và kính phục.

Hai là, học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Hồ Chí Minh thường dạy cán bộ, đảng viên phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, ít lòng ham muốn vật chất, đó là tư cách người cán bộ cách mạng, và tự mình, Người đã gương mẫu thực hiện. Suốt đời Người sống trong sạch, thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, luôn vì nước, vì dân, vì con người, không gợn chút riêng tư. Là lãnh tụ cách mạng, Hồ Chí Minh luôn coi khinh mọi sự xa hoa, không ưa chuộng những nghi thức trang trọng cầu kỳ, suốt đời giữ một nếp sống thanh bạch, tao nhã, giản dị, khiêm tốn, khắc khổ, cần lao và tranh đấu để mưu cầu hạnh phúc cho dân.

Ba là, học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu với con người. Hồ Chí Minh có tình thương yêu bao la đối với con người. Tình thương đó gắn liền với niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh và trí tuệ của nhân dân. Người luôn dạy cán bộ, đảng viên, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh; phải gần dân, hiểu dân, học dân, kính trọng nhân dân; hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Là người có uy tín rất cao và sức hấp dẫn rất lớn, song không bao giờ Hồ Chí Minh đặt mình cao hơn nhân dân, chỉ tâm niệm suốt đời là công bộc của nhân dân.

Bốn là, học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống. Cuộc đời cách mạng của Hồ Chí Minh là một chuỗi những năm tháng vô cùng gian khổ. Dũng cảm, quyết tâm, bền bỉ, bất khuất là những đặc trưng trong nhân cách Hồ Chí Minh.

Tham khảo: Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm và trăn trở về những hiện tượng tiêu cực trong Đảng và xã hội, mà Người thường gọi là vấn nạn quan liêu, tham ô, lãng phí. Người đã để lại nhiều bài nói, bài viết về đấu tranh phòng chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Việc nghiên cứu, học tập những tài liệu quý báu đó có ý nghĩa rất lớn trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.

1. Tăng cường công tác giáo dục và tuyên truyền, xây dựng tinh thần chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên.

Để chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có hiệu quả cần coi trọng biện pháp phòng ngừa là chính. Vì vậy, công tác giáo dục có một vai trò quan trọng nhằm xây dựng tinh thần phòng và chống, tăng cường ý thức trách nhiệm, đề cao vai trò phục vụ Tổ quốc của đội ngũ cán bộ... Trong phong trào này, “giáo dục là chính, trừng phạt là phụ”.

Nội dung giáo dục là cần phải phân tích cho cán bộ, đảng viên, nhân dân thấy tác hại nghiêm trọng của suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, từ đó tạo nên sự căm phẫn trong nhân dân về các hành vi này và sự cần thiết phải đấu tranh loại bỏ nó. Hồ Chí Minh chỉ rõ: Về phương thức giáo dục, cần thường xuyên giáo dục đạo đức cách mạng, nâng cao ý thức phục vụ nhân dân trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức... Giáo dục tinh thần trong sạch, liêm khiết cho toàn bộ cán bộ, công chức để giúp họ không vi phạm; đồng thời có kỷ luật thích đáng với những kẻ ngoan cố, không chịu ăn năn, sửa chữa.

2. Hoàn thiện các văn bản pháp luật về phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, điều hành bảo đảm công khai minh bạch, góp phần xóa bỏ cơ chế “xin – cho”, “duyệt – cấp”; ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, “sân sau”, trục lợi trong quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, vốn đầu tư, đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, phân bổ, quản lý và sử dụng biên chế... Đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật.

Về hình phạt, Bác Hồ nhắc lại lời của Lênin: “không xử bắn bọn ăn hối lộ mà xử nhẹ như thế, là một việc xấu hổ cho những người cộng sản, những người cách mạng”. Hình phạt đối với những kẻ tham nhũng, tiêu cực không chỉ là kết án, bị tước hết địa vị mà những tội lỗi ấy cần được công khai trong công luận để cho dư luận đánh giá. Hình phạt này nặng không kém những kết án của tòa án.

3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng và Nhà nước

Trong phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” các tổ chức đảng, chính quyền, đặc biệt bộ phận chuyên trách làm công tác thanh tra, kiểm tra có vai trò quan trọng.

Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, các cơ quan không chỉ phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi tiêu cực, mà còn phải phát hiện những kẽ hở trong chính sách, pháp luật, cơ chế quản lý để giúp Trung ương hoàn thiện, từ đó hạn chế những hành vi tiêu cực; giúp các cấp lãnh đạo địa phương tìm ra những biện pháp tích cực chống tiêu cực.

4. Phát huy dân chủ, hoàn thiện cơ chế để huy động Nhân dân tham gia phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

Để nhân dân có thể kiểm soát được cán bộ thì phải xây dựng được cơ chế công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, trước hết là trong hoạt động tài chính. “Quản lý phải dân chủ, tài chính phải công khai - Sổ sách phải minh bạch. Phải chống quan liệu, lãng phí, tham ô”.

Theo Hồ Chí Minh: “Mở rộng dân chủ phê bình trong cơ quan và ngoài quần chúng, từ trên xuống và từ dưới lên. “Trên đe dưới búa” của phê bình, thì nhất định tẩy được bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí”.

5. Tổ chức học tập, thảo luận, liên hệ và lựa chọn những việc làm theo của tập thể và cá nhân cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức

Các cơ quan thông tấn, báo chí, các hội văn học, nghệ thuật, báo chí, xuất bản ở Trung ương và các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nội dung chuyên đề của năm 2017; chú trọng biểu dương nhân rộng gương điển hình, cách làm hay, gương người tốt, việc tốt của các địa phương, cơ quan, đơn vị.

Đẩy mạnh tuyên truyền trong quần chúng nhân dân, vận động nhân dân tích cực học tập và làm theo Bác, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở địa phương, cơ sở, tích cực phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

إرسال تعليق

أحدث أقدم