Câu 1:
TTHCM về tổ chức bộ máy NN trong sạch, vững mạnh, hiệu quả (về nhà nước pháp
quyền)?
Nhà nước pháp quyền là tổ chức công quyền trong hệ thống chỉnh trị của xã hội công dân được xây dựng trên nền tảng các tư tưởng pháp lí tiến bộ của nhăn loại như công bằng, nhân đạo, dân chủ và pháp chế, nhằm đảm bảo thực sự những giả trị xã hội được thừa nhận chung của nền văn minh thế giới - sự tôn trọng và bảo vệ các quyền và tự do của con người, sự ngự trị của pháp luật trong lĩnh vực hoạt động của Nhà nước, sự phân công quyền lực (lập pháp, hành pháp, tư pháp) và chủ quyền nhân dân.
Nhà nước pháp quyền là tổ chức công quyền trong
hệ thống chỉnh trị của xã hội công dân được xây dựng trên nền tảng các tư tưởng
pháp lí tiến bộ của nhăn loại như công bằng, nhân đạo, dân chủ và pháp chế,
nhằm đảm bảo thực sự những giả trị xã hội được thừa nhận chung của nền văn minh
thế giới - sự tôn trọng và bảo vệ các quyền và tự do của con người, sự ngự trị
của pháp luật trong lĩnh vực hoạt động của Nhà nước, sự phân công quyền lực
(lập pháp, hành pháp, tư pháp) và chủ quyền nhân dân.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà
nước pháp quyền là sự kế thừa truyền thống văn hóa và những kinh nghiệm xây
dựng, quản lý nhà nước của ông cha ta, là kết quả của sự trải nghiệm, nghiên
cứu, khảo sát nhiều cuộc cách mạng, nhiều nhà nước điển hình như Mỹ, Pháp, Liên
Xô..., đồng thời, sự thấm nhuần và vận
dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước kiểu mới vào điều
kiện nước ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền được thể hiện trên
những quan điểm cơ bản sau:
Một là, nhà nước pháp quyền phải là nhà nước dân
chủ, nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nhân dân là chủ thể quyền lực nhà nước.
Nhà nước là công cụ phục vụ nhân dân Hồ Chí Minh xác định bản chất dân chủ của
Nhà nước ta: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu
quyền hạn đều của dân... Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử
ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành
và lực lượng đều ở nơi dân”. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, một nhà nước của dân,
do dân không chỉ ở chỗ nhà nước đó do dân lập ra thông qua bầu cử dân chủ, phải
xin ý kiến nhân dân những công việc hệ trọng, mà còn phải chịu sự kiểm tra,
giám sát, định đoạt của nhân dân. Nhân dân có quyền phê bình, xây dựng, giúp đỡ
Nhà nước.
Hai là, nhà nước pháp quyền phải là một nhà nước
tôn trọng pháp luật, được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và
pháp luật. Qua thực tiễn tiếp xúc với nền văn minh Âu - Mỹ và tham khảo
kinh nghiệm tổ chức, hoạt động của Nhà nước trong quản lý xã hội, Hồ Chí Minh
đã sớm nhận thức được vai trò quan trọng của pháp luật trong quản lý, điều hành
xã hội. Để tiến tới một nhà nước pháp quyền mạnh mẽ, có hiệu lực, Hồ Chí Minh
rất quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước có trình độ
văn hóa, am hiểu pháp luật, biết quản lý nhà nước, thành thạo nghiệp vụ hành
chính và nhất là phải có đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, tận
tâm, tận lực suốt đời phục vụ nhân dân. Người rất coi trọng việc giáo dục pháp
luật cho nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng ý thức làm chủ, phát
triển văn hóa chính trị và tính tích cực công dân, khuyến khích nhân dân tham
gia vào các công việc của Nhà nước.
Ba là, nhà nước pháp quyền kiểu mới, của dân, do dân, vì dân phải là Nhà nước
trong sạch, vững mạnh, hiệu quả. Với tư cách là người đứng đầu Nhà nước,
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn trăn trở tìm cách làm thế nào để Nhà nước ta trở
thành một nhà nước pháp quyền kiểu mới, trong sạch, vững mạnh, hiệu quả, khắc
phục được những căn bệnh cố hữu của các nhà nước kiểu cũ. Trong rất nhiều giải
pháp đã thực hiện, có hai nội dung cơ bản được Người đặc biệt quan tâm, đó là:
1. Tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức. Trong quan niệm của
Hồ Chí Minh, để xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả phải kết hợp
chặt chẽ giữa “đức trị” và “pháp trị”, kết hợp giữa “xây” và “chống”, không
được coi nhẹ mặt nào.
2. Luôn đề phòng và chủ
động khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước, kiên quyết chống ba thứ giặc nội xâm là tham ô, lãng phí,
quan liêu. Theo Hồ Chí Minh, sức mạnh, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà
nước phụ thuộc vào tính nghiêm minh của việc thi hành pháp luật và sự trong
sạch, gương mẫu về đạo đức của những người cầm quyền.
Bốn là, Nhà nước ta do đảng Cộng sản lãnh đạo, có sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công
nhân với tính nhân dân và tính dân tộc rộng rãi. Bản chất giai cấp công
nhân còn thể hiện ở tính định hướng đưa đất nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội
“bằng cách phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội,
biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp
và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến”.
Câu 2: TT
HCM về sự ra đời của ĐCSVN?
- Khi đề cập các yếu tố cho sự ra đời của Đảng Cộng sản, xuất phát
từ hoàn cảnh cụ thể của nước Nga và của phong trào công nhân Châu Âu, Lênin nêu
lên hai yếu tố, đó là sự kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân.
- Khi đề cập sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam, bên cạnh hai
yếu tố ấy, Hồ Chí Minh còn kể đến yếu tố thứ ba, đó là phong trào yêu nước. Trong bài Thường thức chính trị viết năm 1953, Hồ Chí
Minh cho rằng, Đảng kết hợp phong trào cách mạng Việt Nam với chủ nghĩa Mác -
Lênin. Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng, Hồ Chí Minh viết bài Ba mươi năm
hoạt động của Đảng, trong đó chỉ rõ: Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp
với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930. Đây
chính là một quan điểm quan trọng của Hồ Chí Minh về sự hình thành Đảng cộng
sản Việt Nam, là sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Hồ Chí Minh thấy rõ vai trò to lớn của chủ nghĩa Mác - Lênin đối
với cách mạng Việt Nam và đối với quá trình hình thành Đảng cộng sản Việt Nam.
Người cũng đánh giá cao vị trí, vai
trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam trong sắp xếp lực lượng cách mạng.
Số lượng giai cấp công nhân Việt Nam tuy ít, nhưng theo Hồ Chí Minh, vai trò
lãnh đạo của lực lượng cách mạng không phải do số lượng đó quyết định.
- Hồ Chí Minh chỉ rõ đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam là:
kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, có kỷ luật. Giai cấp tiên tiến nhất
trong sản xuất, gánh trách nhiệm đánh đổ tư bản và đế quốc để gây dựng một xã
hội mới, giai cấp công nhân có thể thấm nhuần tư tưởng cách mạng nhất tức là
chủ nghĩa Mác - Lênin.
Đồng thời, tinh thần đấu tranh của họ ảnh hưởng và giáo dục các
tầng lớp khác. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, sở dĩ giai cấp công nhân Việt Nam giữ vai
trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam còn là vì: giai cấp công nhân có chủ
nghĩa Mác - Lênin. Trên nền tảng đấu tranh, họ xây dựng nên đảng
theo chủ nghĩa Mác - Lênin. Đảng đề ra chủ trương, đường lối, khẩu hiệu cách
mạng, lôi cuốn giai cấp nông dân và tiểu tư sản vào đấu tranh, bồi dưỡng họ
thành những phần tử tiên tiến.
*** Hồ Chí Minh nêu thêm yếu tố phong trào yêu nước, coi nó là một
trong ba yếu tố kết hợp dẫn đến việc hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam vì những
lý do sau đây:
+ Thứ nhất, Phong trào yêu nước có vị trí, vai trò
cực kỳ to lớn trong quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam.
Chủ nghĩa yêu nước là giá trị tinh thần trường tồn trong lịch sử
dân tộc Việt Nam và là nhân tố chủ đạo quyết định sự nghiệp chống ngoại xâm của
dân tộc ta. Trong hơn 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ, phong trào yêu nước của
nhân dân ta đã dâng lên mạnh mẽ như những lớp sóng cồn nối tiếp nhau. Phong
trào yêu nước liên tục và bền bỉ trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước đã
kết thành chủ nghĩa yêu nước và nó đã trở thành giá trị văn hóa tốt đẹp nhất
của dân tộc Việt Nam.
+ Thứ hai, Phong
trào công nhân kết hợp được với phong trào yêu nước vì hai phong trào đó đều có
mục tiêu chung.
Khi giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và có phong trào đấu tranh,
lúc đầu là đấu tranh kinh tế, và sau này là đấu tranh chính trị, thì phong trào
công nhân kết hợp được ngay từ đầu và kết hợp liên tục với phong trào yêu nước.
Cơ sở của sự kết hợp giữa hai phong trào này là do xã hội nước ta tồn tại mâu
thuẫn cơ bản giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với bọn đế quốc và tay sai.
Vì vậy, giữa hai phong trào đều có mục tiêu chung, yêu cầu chung:
giải phóng dân tộc, làm cho Việt Nam được hoàn toàn độc lập, xây dựng đất nước
hùng cường. Hơn nữa, chính bản thân phong trào công nhân, xét về nghĩa nào đó,
lại mang tính chất của phong trào yêu nước, vì phong trào đấu tranh của công
nhân không những chống lại ách áp bức giai cấp mà còn chống lại ách áp bức dân
tộc.
+ Thứ ba, Phong trào nông dân kết hợp với phong
trào công nhân.
Nói đến phong trào yêu nước Việt Nam phải kể đến phong trào nông
dân. Đầu thế kỷ XX nông dân Việt Nam
chiếm tới khoảng 90% dân số. Giai cấp nông dân là bạn đồng minh tự nhiên của
giai cấp công nhân. Ở Việt Nam, do điều kiện cụ thể lịch sử chi phối, không có
công nhân nhiều mà họ xuất thân trực tiếp từ người nông dân nghèo. Do đó, giữa
phong trào công nhân và phong trào yêu nước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân hợp thành quân chủ lực của cách mạng.
+ Thứ tư, Phong trào yêu nước của trí thức Việt
Nam là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố cho sự ra đời của Đảng
cộng sản Việt Nam.
Phong
trào yêu nước Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XX ghi dấu ấn đậm nét bởi vai
trò của trí thức, tuy số lượng không nhiều nhưng lại là những “ngòi nổ” cho các
phong trào yêu nước bùng lên chống thực dân Pháp xâm lược và bọn tay sai, cũng
như thúc đẩy sự canh tân và chấn hưng đất nước.
Trong
lịch sử Việt Nam, một trong những nét nổi bật nhất là sự bùng phát của những tổ
chức yêu nước mà thành viên và những người lãnh đạo tuyệt đại đa số là trí thức.
Với một bầu nhiệt huyết, yêu nước, thương nòi, căm giận bọn cướp nước và bọn
bán nước, họ rất nhạy cảm với thời cuộc, do vậy, họ chủ động và có cơ hội đón
nhận những “luồng gió mới” về tư tưởng của tất cả các trào lưu trên thế giới
tràn vào Việt Nam.
>>
Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ
trung thành của nhân dân. Dân làm chủ, Đảng lãnh đạo, Đảng phải lấy dân “làm gốc”
Câu 3: TT
HCM về MQH dân tộc và giai cấp, độc lập dân tộc và CNXH?
·
Dân tộc và giai cấp:
· Vấn đề dân tộc và vấn đề
giai cấp có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Hồ Chí Minh rất coi trọng
vấn đề dân tộc, đề cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, những Người luôn đứng
trên quan điểm giai cấp để nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc. Sự kết hợp
nhuần nhuyễn vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc của Hồ Chí Minh thể hiện : khẳng
định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân và quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng
Cộng sản trong quá trình Cách mạng Việt Nam ; chủ trương đại đoàn kết dân tộc
rộng rãi trên nền tảng liên minh công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức, dưới
sự lãnh đạo của Đảng ; sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để chống lại
bạo lực phản cách mạng của kẻ thù ; thiết lập chính quyền nhà nước của dân, do
dân, vì dân ; gắn kết mục tiêu độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
· Giải phóng dân tộc là vấn
đề trên hết, trước hết ; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
· Giải phóng dân tộc tạo tiền
đề để giải phóng giai cấp
Hồ Chí Minh giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm giai cấp,
nhưng đồng thời đặt vấn đề giai cấp trong vấn đề dân tộc. Giải phóng dân tộc
khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân là điều kiện để giải phóng giai cấp.
Vì thế, lợi ích của giai cấp phải phục tùng lợi ích của dân tộc.
Tháng 5-1941. Người cùng với Trung ương Đảng khẳng định :
"Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh
tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được
vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc,
thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền
lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được".
· Giữ vững độc lập của dân
tộc mình, đồng thời tôn trọng độc lập của các dân tộc khác
Là một chiến sĩ quốc tế chân chính. Hồ Chí Minh không chỉ đấu
tranh cho độc lập của dân tộc Việt Nam, mà còn đấu tranh cho độc lập của
tất cả các dân tộc bị áp bức.
Nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, thực hiện nguyên tắc về quyền
dân tộc tự quyết, nhưng Hồ Chí Minh không quên nghĩa vụ quốc tế trong việc ủng
hộ các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Người nhiệt liệt ủng hộ
cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc, các cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân Lào và Campuchia, đề ra
khẩu hiệu: "giúp bạn là tự giúp mình" và chủ trương phải bằng thắng
lợi của cách mạng mỗi nước mà đóng góp vào thắng lợi chung của cách mạng thế
giới.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc mang tính khoa học và cách
mạng sâu sắc, thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc và giai cấp, chủ
nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Đúng như Ph.Ăngghen
từng nói : Những tư tưởng dân tộc chân chính trong phong trào công nhân bao giờ
cùng là những tư tưởng quốc tế chân chính.
*Độc lập dân tộc và CNXH
v Độc lập dân tộc:
- Độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của
các dân tộc.
-
Độc lập dân tộc phải gắn
liền với thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, với bình đẳng dân tộc.
-
Theo Hồ Chí Minh, nền
độc lập dân tộc phải trong hoà bình, tự do.
- Độc lập phải đảm bảo cơm no, áo ấm, hạnh phúc cho mọi người
dân
v CNXH:
-
Chủ nghĩa xã hội như
là một chế độ hoàn chỉnh.
-
Chủ nghĩa xã hội được
xem xét từ một mặt nào đó như kinh tế, chính trị, văn hoá... Nhiệm vụ quan trọng
nhất là phát triển sản xuất.
-
Mục tiêu của chủ nghĩa
xã hội: không có người bóc lột người, ai cũng phải lao động, có quyền lao động;
thực hiện công bằng, bình đẳng... “là mọi người được ăn no, mặc ấm, sung sướng,
tự do”, “là đoàn kết, vui khoẻ”.
- Xác định động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải gắn với
phát triển khoa học - kỹ thuật “nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của
nhân dân”, do quần chúng nhân dân tự xây dựng nên dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Độc lập dân tộc
là điều kiện tiên quyết, là tiền đề đi tới chủ nghĩa xã hội. Khát vọng độc lập
đã hun đúc thành chủ nghĩa dân tộc chân chính, to lớn của dân tộc Việt Nam mà Hồ
Chí Minh xem đó là động lực lớn của đất nước. Sức mạnh của yếu tố dân tộc, theo
Chủ tịch Hồ Chí Minh, không chỉ là sức mạnh tự có mà còn phụ thuộc một cách quyết
định vào việc kết hợp với chủ nghĩa xã hội.
Chủ nghĩa xã hội
là mục tiêu hướng tới, cơ sở đảm bảo vững chắc độc lập dân tộc. Theo Hồ Chí
Minh, sau khi giành được độc lập, cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển
thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn. Vì có
tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mới ngày càng ấm no, Tổ quốc mỗi ngày một
giàu mạnh. Chủ nghĩa xã hội là điều kiện để đảm bảo cho độc lập dân tộc được vững
chắc, được thực thi trên thực tế. Đó là một nền độc lập thật sự, lâu dài. Nếu độc
lập dân tộc mà dân vẫn đói, vẫn rét thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì.
Độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội là nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh và
xuyên suốt đường lối cách mạng Việt Nam.
Điều kiện để bảo đảm độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Một là,
phải bảo đảm vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản trong suốt tiến trình
cách mạng. Không có sự lãnh đạo của Đảng thì cách mạng Việt Nam không thể di
theo con đường cách mạng vô sản và không thể giành được độc lập dân tộc. Theo Hồ
Chí Minh, càng phải củng cố, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, nếu không Đảng
sẽ đánh mất vai trò lãnh đạo và chủ nghĩa xã hội sẽ sụp do, tan rã.
Hai là,
phải củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc mà nền tảng là khối liên
minh công - nông, vì theo Người, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến
lược, quyết định sự thành công của cách mạng.
Ba là,
phải đoàn kết, gắn bó chặt chẽ với cách mạng thế giới. Đoàn kết quốc tế, theo Hồ
Chí Minh, là dể tạo ra một sức mạnh to lớn cho cách mạng và cũng để góp phần
chung cho nền hoà bình, độc lập, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
Ba điều kiện trên phải được bảo đảm, gắn bó chặt chẽ với
nhau để góp phần bảo vệ nền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.