Xquang còn được gọi là tia Rơnghen do nhà vật lý người Đức Rơnghen (1845 - 1923) ngẫu nhiên phát hiện ra vào ngày 8 tháng 11 năm 1895. Do loại tia này có sức xuyên thấu mạnh và mang vẻ bí ẩn nên ông đã đặt tên cho nó là "tia X quang" nghĩa là "tia chưa biết”.
Trong quá trình nghiên cứu tia âm cực, ông đã bất ngờ phát hiện rằng một loại tia sáng trong bóng âm cực có thể xuyên qua tắm bìa đen nằm ngoài bóng âm cực và làm cho màn huỳnh quang cách nó 1m phát ra ánh sáng, ông đã nhạy bên nắm bắt được điểm này và tiếp tục nghiên cứu.
Qua 6 tuần nghiên cứu và thực nghiệm, ông đã chứng minh rằng đây là một loại tia sáng có thể xuyên qua nhiều loại vật chất như thủy tinh, cao su cứng, gỗ, nhôm... và ông đã dùng loại ánh sáng này để chụp được bức ảnh của xương bàn tay, Điều này cho thấy đây là loại "tia có tính xuyên thấu” đầu tiên mà nhân loại phát hiện ra.
Rơnghen là một nhà khoa học chính trực, vô tư, ông biết rõ rằng phát minh của mình có ý nghĩa rất lớn cho khoa học và y học, khi công ty điện khí Beclin đề nghị mua đứt bản quyền phát minh của ông, ông đã kiên quyết từ chối và mang phát minh của mình ra công bố trước công chúng.
Việc phát hiện ra tia X quang đã trở thành tiền đề cho một loạt các phát minh quan trọng khác, nó mang một ý nghĩa rất lớn cho sự phát triển của khoa học - y học hiện đại. Để tưởng nhớ người đã tìm ra tia X quang, người ta còn gọi nó là "tia Rơnghen".