Vị thế xã hội trong cơ cấu xã hội

Vị thế xã hội là khái niệm thể hiện vị trí (chỗ đứng) của một người hay một nhóm xã hội trong cơ cấu của hệ thống xã hội theo sự đánh giá và thừa nhận của xã hội.








Các nhà xã hội học cho rằng, vị thế xã hội chủ yếu là sản phẩm của đời sống tinh thần, là thái độ và mức độ tôn trọng hay khinh miệt,của xã hội biểu lộ ra đối với các cá nhân, nhóm xã hội. Như vậy, nói đến vị thế là nói đến vị trí, thứ bậc cao thấp trong quan hệ so sánh với các thành viên khác trong nhóm và cộng đồng. Vị thế xã hội tạo dựng quyền lực xã hội, quyết định phạm vi ảnh hưởng trong xã hội của từng người, từng nhóm xã hội.

Các yếu tố cấu tạo nên vị thế rất phong phú như: dòng dõi, giai tầng, đẳng cấp, chủng tộc, dân tộc, sắc tộc... Của cải mang lại địa vị kinh tế cũng tham gia vào cấu thành nên địa vị của con người. Nghề nghiệp, trình độ học vấn là các nhân tố quan trọng tạo nên vị thế xã hội, chức vụ, quyền lực, đặc điểm về sinh lý (giới tính, lứa tuổi), thể chất (sắc đẹp, sức khoẻ), đặc trưng về nhân cách (ý chí dám mạo hiểm, dám nghĩ, dám làm, khả năng giao tiếp) là các yếu tố ảnh hưởng đến vị thế xã hội. Tuy nhiên, các yếu tố trên không đứng riêng rẽ tách biệt với nhau, mà tác động lẫn nhau trong các điều kiện thời gian, hoàn cảnh khác nhau mà hình thành các vị thế khác nhau.

Tuỳ theo những dấu hiệu phân tích khác nhau mà có những loại vị thế khác nhau. Dựa vào nguồn gốc tự nhiên và xã hội mà chúng ta có hai loại vị thế: Vị thế tự nhiên và vị thế giành được.Vị thế tự nhiên là vị thế bị chỉ định, bị gán cho bởi những thiên chức, những đặc điểm cơ bản mà cá nhân không tự kiểm soát hay mong muốn mà có. Ví dụ: Sinh ra đã là nam hay là nữ, da đen hay

da trắng, dân tộc này hay dân tộc khác. Vị thế đạt được: là vị thế phụ thuộc vào những đặc điểm mà trong một chừng mực nhất định, cá nhân có thể tự kiểm soát được và chiếm được trong quá trình sống. Vị thế xã hội phụ thuộc vào nỗ lực phấn đấu và sự cố gắng, nghị lực vươn lên của bản thân cùng các yếu tố khác tác động của xã hội. Trong lực lượng công an, vị thế xã hội của người sĩ quan tuỳ thuộc vào sự phấn đấu của mỗi người và phụ thuộc vào vị thế của lực lượng công an trong xã hội ở từng thời kỳ lịch sử.

Ví dụ: Một sĩ quan cảnh sát qua nỗ lực phấn đấu có thể trở thành đội trưởng, quận trưởng hay giám đốc công an...

Các nhà xã hội học cũng phân biệt vị thế thành các vị thế then chốt và không then chốt.

- Vị thế then chốt là vị thế cơ bản có vai trò quyết định đối với các vị thế khác. Nó đòi hỏi nhiệm vụ, vai trò kèm theo sao cho tương ứng.

- Vị thế không then chốt là những vị thế không giữ vai trò cơ bản, chủ đạo trong việc quy định đặc điểm và hành vi xã hội của cá nhân.

Mỗi cá nhân có nhiều vị trí xã hội khác nhau v tham gia vào nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau Do đó có nhiều vị thế tương ứng, tuy nhiên vị thế then chốt luôn giữ vai trò chủ đạo.1.



Một địa vị XH không bao giờ đứng độc lập mà nó luôn nằm trong mối quan hệ với các địa vị khác trong xã hội. Nếu không đặt trong mối quan hệ với các địa vị khác thì một địa vị xã hội sẽ không mang đầy đủ ý nghĩa vốn có của nó.

VD : Người phụ nữ chỉ được gọi là mẹ khi có con.

2.

Mỗi địa vị bao gồm một số quyền lợi và nghĩa vụ mà mỗi cá nhân nếu nắm giữ địa vị đó phải thực hiện. Đồng thời địa vị xã hội mang đặcđiểm của sự phân cấp, trong đó một số địa vị có uy tín và quyền điều hành nhiều hơn địa vị khá

VD : giám đốc có nhiều quyền lợi hơn nhân viên ( lương bổng các đặc quyền…), có uy tín hơn và có quyền điều hành nhân viên. Tuy nhiên giám đốc có nhiều trọng trách hơn và phải thực hiện nghĩa vụ với nhân viên của mình

3

Những gì đang xảy ra trong một bối cảnh xã hội bất kỳ được

định hướng bằng mối quan hệ giữa những địa vị mà con người nắm giữ

VD: Trong lớp học ở Đại học, tương tác xã hội dựa trên 2 địa vị

chính là Giảng viên & sinh viên, còn trong gia đình thì tương tác xã hội lại dựa trên các địa vị chủ yếu là: vợ – chồng ; cha con

4

Con người liên kết với con người trong nhiều tình huống xã hội khác nhau, vì vậy, mỗi con người có thể nắm giữ nhiều địa vị cùng lúc
Thuật ngữ “tập hợp địa vị” ám chỉ tất cả địa vị mà một con người cụ thể nắm giữ trong một thời điểm đã cho

VD: Cô gái giữ địa vị là con gái trong mối quan hệ với mẹ, là chị trong mối quan hệ với em, là bạn trong mối quan hệ với bạn bè 
Tập hợp địa vị rất phức tạp và cũng có thể thay đổi
VD: Khi một đứa bé trở thành người lớn, sinh viên trở thàn

doanh nhân, cô gái kết hôn trở thành người vợ,,, thì đồng nghĩa với việc địa vị của họ cũng sẽ thay đổ

Gia nhập vào một tổ chức hay nhóm xã hội sẽ mở rộng tập hợp địa vị ngược lại, rút lui khỏi một số hoạt động cũng làm giảm số địa vị. Cá nhân có được và đánh mất nhiều địa vị trong thời gian sống của mình


إرسال تعليق

أحدث أقدم